Triển lãm ô tô Việt Nam trở lại, vì sao nhiều hãng xe sang rời cuộc chơi?
Xuất hiện trong thước phim trailer Nụ hôn bạc tỷ, Tiến Luật gây bất ngờ với tạo hình “nhiều tóc” hài hước. Anh được tiết lộ là mảnh ghép cuối cùng của bộ ba diễn viên nam, bên cạnh Lê Xuân Tiền và Ma Ran Đô. Nói về vai diễn của chồng, Thu Trang khẳng định: “Chỉ có anh Luật mới có thể tạo nên sự hấp dẫn cho nhân vật Trọng. Trong phim, cả tôi và anh Luật sẽ có những tương tác dễ thương, vui khiến khán giả tin vào tình cảm của hai nhân vật”.Chia sẻ về thử thách khi tham gia phim, Tiến Luật cho rằng đó không phải tâm lý nhân vật mà việc sắp xếp lịch trình. Vì dự tính thời gian tham gia Anh trai vượt ngàn chông gai sẽ kết thúc sớm nên nam nghệ sĩ tự tin mình có thể đồng hành xuyên suốt cùng Thu Trang. Tuy nhiên, anh lại không ngờ bản thân được khán giả yêu thương, tiến sâu trong chương trình. Điều đó dẫn đến lịch trình quay hình chương trình và lịch trình đoàn phim trùng với nhau, gây khó khăn trong quá trình sắp xếp.Nam diễn viên bật mí đã phải di chuyển thường xuyên giữa TP.HCM và Đà Lạt để hoàn thành cùng lúc hai lịch trình. Do đó, thời gian ngủ của anh hầu hết là trên xe. Khi vừa đến Đà Lạt, Tiến Luật sẽ thực hiện cảnh quay ngay trong đêm đến sáng và tiếp tục lên xe về TP.HCM để ghi hình chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai. Dù vậy, anh vẫn cố gắng giữ nguồn năng lượng, mang đến sự hài hước, duyên dáng cho nhân vật đúng với yêu cầu của vợ.Tiến Luật thừa nhận bản thân đã “báo” đoàn phim vì phải sắp xếp thời gian phù hợp với lịch trình cá nhân của mình thời điểm đó và không thể bên cạnh Thu Trang xuyên suốt trong lần đầu cô đảm nhận cả 3 vai trò quan trọng của một dự án điện ảnh. Tuy nhiên, anh liên tục động viên tinh thần từ xa để người bạn đời vững vàng hơn ở vai trò mới. Tiến Luật bày tỏ sự tự hào về khả năng và tinh thần không ngại khó của Thu Trang khi “chơi lớn” đảm nhận vai trò nhà sản xuất, đạo diễn và diễn viên. Anh chia sẻ: “Tôi biết mình lo một thì Trang lo mười. Thời gian đầu chuẩn bị cho dự án, nhiều đêm Trang mất ngủ và tôi luôn bên cạnh để cùng vợ chỉnh sửa, hoàn thiện kịch bản một cách trọn vẹn nhất”. Nam nghệ sĩ cho rằng với những nỗ lực này, người bạn đời sẽ không làm khán giả cảm thấy thất vọng với dự án lần này. Trong khi đó, Thu Trang hài hước cho rằng “đã rất tốn tiền để mời Tiến Luật đóng Nụ hôn bạc tỷ. Nữ đạo diễn tiết lộ ê kíp cũng phải đổi kế hoạch ban đầu và sắp xếp các phân cảnh quay để đạt được hiệu quả tốt nhất. “Đoàn phim có thể tốn tiền nhưng anh Luật cũng rất tốn sức khỏe cho khoảng thời gian bận rộn đó”, cô nói.CSGT TP.HCM phạt xe ôm công nghệ, shipper vì dùng điện thoại khi lái xe: Mưu sinh phải đúng luật
Ngày cưới là sự kiện trọng đại nên nhiều cặp đôi muốn trở thành ngày có nhiều kỷ niệm đặc biệt. Những đám cưới độc lạ không chỉ thể hiện phong cách của cô dâu, chú rể mà còn mang lại trải nghiệm đáng nhớ cho tất cả khách mời.Mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại khoảnh khắc hàng xóm, khách mời đến chung vui với cô dâu, chú rể và chụp hình kỷ niệm với cặp đôi tại cổng cưới làm bằng trái cây, rau củ. Ai nấy đều cho rằng, cổng cưới vừa độc lạ vừa không lãng phí vì mọi người có thể sử dụng được sau bữa tiệc.Nhân vật chính trong đám cưới đặc biệt trên là chú rể Hoàng Minh Hóa và cô dâu Võ Nguyễn Hồng Nga (cùng 29 tuổi). Đám cưới được tổ chức tại nhà trai ở H.Phù Cát, Bình Định ngày 20.11.Anh Hóa cho biết: "Lúc đầu tôi nghĩ làm cổng cưới bằng hoa hình rồng phượng nhưng sau nghĩ lại sau đám cưới sẽ phải gỡ bỏ, rất lãng phí. Vì vậy, tôi chuyển sang trang trí bằng rau củ, chắc chắn sẽ rẻ hơn hoa tươi vào dịp này. Hơn nữa, sau bữa tiệc khách mời có thể mang rau củ về nhà xào nấu, xem như lộc trong đám cưới". Nhà chú rể Lê Xuân Tùng và cô dâu Nguyễn Thị Thu Uyên, cùng ở xã Liên Sơn, H.Tân Yên, Bắc Giang chỉ cách nhau 200 m nên đã dùng xe rùa chở tráp trong lễ hỏi. Xuân Tùng cho biết, ý tưởng dùng xe rùa làm phương tiện chở tráp sang nhà gái hỏi cưới là của bà ngoại anh. Quãng đường 200 m không phải quá xa nhưng dàn bê tráp đi bộ sẽ rất mỏi nên bà nghĩ ra cách đó. Các thành viên trong gia đình chú rể đều đồng tình thực hiện để đám cưới có thêm kỷ niệm đặc biệt."Nhà tôi quen với một đơn vị chuyên lắp ráp xe rùa nên hôm đó đã đến mượn 7 chiếc về chở 7 tráp sính lễ. Vì họ đã sơn sẵn màu đỏ rất đẹp nên tôi không cần phải trang trí thêm nhiều. Mọi thứ diễn ra suôn sẻ, hôm đám hỏi nhà gái, cô dâu và quan khách đều bất ngờ, cho rằng ý tưởng vừa độc đáo, vừa thiết thực", chú rể chia sẻ.Mạng xã hội chia sẻ những hình ảnh về đám cưới "có một không hai" khi có tới 3 cô dâu là 3 chị em ruột. Trên sân khấu, 3 cặp đôi cùng cắt bánh, cùng uống rượu giao bôi, cùng chụp chung những bức hình kỷ niệm… khiến ngày vui càng trở nên ý nghĩa.Những nhân vật chính trong câu chuyện trên là các cặp đôi: Kiều Nhi (chị cả, 28 tuổi) và chú rể Quốc Hiếu (29 tuổi); chị hai Tuyết Nhi (26 tuổi) và chú rể Gia Thịnh (27 tuổi); cô em út Hoàng Duyên (24 tuổi) và chú rể Anh Quốc (29 tuổi). Gia đình nhà gái ở TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng.Mạng xã hội chia sẻ những hình ảnh về một đám cưới chú rể tự tay thực hiện "nghi thức" nhúng lẩu thịt bò cho vợ ăn trước sự háo hức, bất ngờ của khách mời tham dự. Phía dưới bình luận, nhiều người cho rằng điều này hợp lý vì cô dâu, chú rể trong đám cưới phải lo nhiều việc nên dễ đói bụng, việc nhúng lẩu thịt bò vừa thiết thực, vừa dễ thương.Nhân vật chính trong câu chuyện trên là chú rể Nguyễn Duy Tùng (30 tuổi) và cô dâu Trần Thị Hoa (26 tuổi), ở H.Mê Linh, Hà Nội.Anh Tùng cho biết, "nghi thức" đặc biệt này gắn liền với kỷ niệm anh và vợ quen nhau. Hơn nữa, hiện đang kinh doanh các nhà hàng lẩu nên cũng muốn giới thiệu về nghề của mình đến với khách mời có mặt tại đám cưới.Vào ngày trọng đại của cô em gái ruột, anh Nguyễn Trường Lý (36 tuổi), quê ở Bình Phước đã lên ý tưởng trang trí một bối cảnh cưới đậm nét vùng quê Nam bộ. Hình ảnh rặng tre, những chiếc lu đựng nước, bồ đựng lúa, xe đạp cũ, bông thiên điểu… xuất hiện trong đám cưới, tạo nên một bối cảnh vô cùng gần gũi, mộc mạc."Đầu tiên, để có một chiếc cổng cưới đẹp, tôi đã tự tay trồng, chăm sóc để làm sao cho lá chuối thật tươi tốt và canh cho cây ra hoa, kết trái đúng thời điểm em gái lấy chồng. Các loại hoa được trang trí trong đám cưới cũng một tay tôi trồng", anh Lý cho biết.Đa số những vật dụng để trang trí đều là cây nhà lá vườn, được anh Lý trồng và sưu tầm từ trước. Một vài món như vỉ phơi bánh tráng, giỏ đệm… thì được anh đặt mua.Dân mạng chia sẻ những hình ảnh về một đám cưới... lạ khi chú rể mang tráp trà sữa sang nhà cô dâu để hỏi cưới và để lại những bình luận thú vị và thắc mắc ý nghĩa đằng sau những tráp hỏi cưới độc lạ này.Chú rể Nguyễn Việt An (33 tuổi, ở Hà Nội) cho biết, sính lễ của gia đình mang sang nhà gái vẫn đầy đủ theo truyền thống gồm trầu cau, rượu thuốc, trái cây, bánh phu thê, bánh cốm… Tráp trà sữa anh mang đến chỉ là tráp phụ, mọi người có thể nghĩ đơn giản đó là một loại trà hay đồ uống khác."Nhiều người thắc mắc tới lễ gia tiên trong ngày cưới nhưng chỗ mình bàn thờ nhỏ, người lớn thường xếp một ít trầu cau, bánh trái… Cả hai họ đều rất vui vẻ, phấn khích vì ý tưởng khá lạ của hai vợ chồng", anh An cho hay.
Hoàn cảnh khốn khó của một cô giáo
Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, sau khi Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư số 30 về Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT, nhằm xây dựng kế hoạch tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026 đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tiễn địa phương, bảo đảm quyền lợi học tập của học sinh và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, tổ chức tuyển sinh của các đơn vị, Sở GD-ĐT đề nghị phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức và các quận, huyện tổ chức nghiên cứu, triển khai và phổ biến quy chế tuyển sinh THCS và THPT theo Thông tư số 30/2024/TT-BGDĐT.Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả và kinh nghiệm triển khai công tác tuyển sinh năm học 2024-2025 tại các đơn vị trên địa bàn. Trên cơ sở đó, tổng hợp và đề xuất các nội dung, kiến nghị cần bổ sung vào kế hoạch tuyển sinh đầu cấp của thành phố năm học 2025-2026 nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh. Trong đó, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT, yêu cầu việc đánh giá, kiến nghị cần tập trung vào các nội dung trọng tâm: Theo quy định, sau khi các phòng GD-ĐT đóng góp ý kiến, Sở GD-ĐT tổng hợp và xây dựng kế hoạch tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026 và trình UBND TP.HCM phê duyệt. Dự kiến tháng 3, TP.HCM sẽ công bố kế hoạch tuyển sinh lớp 1, lớp 6, lớp 10.Từ năm học 2023-2024 đến nay, TP.HCM đã lần lượt thực hiện việc tuyển sinh các lớp đầu cấp trên toàn thành phố bằng hình thức trực tuyến trên cổng thông tin tuyển sinh của thành phố (https://tuyensinhdaucap.hcm.edu.vn) kết hợp bản đồ GIS, trong đó ưu tiên học sinh đăng ký học trường gần nơi cư trú.Kế hoạch tuyển sinh đầu cấp được các phòng GD-ĐT chia thành 2 đợt: Đợt 1 ưu tiên giải quyết chỗ học cho học sinh trên địa bàn; Đợt 2 căn cứ các đơn vị chưa tuyển đủ học sinh so với chỉ tiêu được giao, ban chỉ đạo tuyển sinh đầu cấp quyết định về việc tuyển sinh đợt 2.
Sáng 3.3, lễ ăn hỏi và rước dâu của Salim cùng doanh nhân Hải Long được diễn ra tại nhà riêng ở Hà Nội, trong sự chúc phúc của người thân, bạn bè và đặc biệt là sự chứng kiến của cô con gái cưng. Salim từng chia sẻ, cả hai vợ chồng mong muốn bé Pam lớn hơn, cứng cáp hơn mới tổ chức hôn lễ để con có thể tham dự và hiểu về tình cảm của bố mẹ.
Kỹ thuật hiện đại giúp tăng tỷ lệ thành công trong điều trị hiếm muộn
Trận đầu tiên của ngày thi đấu 15.2 thuộc vòng 13 V-League là màn chạm trán giữa SLNA và CLB Hải Phòng. Đây được xem là “chung kết ngược”, khi cả hai đội đều đang nằm trong nhóm nguy hiểm trên bảng xếp hạng: SLNA đứng 13, còn CLB Hải Phòng đứng 11. Trước trận đấu, CLB Hải Phòng được đánh giá nhỉnh hơn. Tuy nhiên, SLNA đã tận dụng tốt lợi thế sân nhà và giành chiến thắng bất ngờ với tỷ số 1-0 trước đội bóng đất cảng, nhờ pha lập công của tiền vệ từng khoác áo U.23 Việt Nam Đinh Xuân Tiến.3 điểm trọn vẹn trên sân Vinh giúp SLNA một lần nữa hoán đổi vị trí, vươn lên dẫn trước CLB Hải Phòng trên bảng xếp hạng. Sau 13 vòng đấu, đội bóng xứ Nghệ đứng thứ 12 với 12 điểm, trong khi CLB Hải Phòng rơi xuống vị trí thứ 13 khi có 11 điểm.Cuộc so tài còn lại trong ngày 15.2 diễn ra trên sân Hàng Đẫy, giữa CLB Công an Hà Nội và CLB Quảng Nam. Đội bóng ngành công an mạnh hơn rõ rệt, nhưng lại thi đấu rất chật vật và thua ngược trước đoàn quân của HLV Văn Sỹ Sơn. Hơn 90 phút của trận đấu chứng kiến màn rượt đuổi tỷ số kịch tính giữa hai đội.CLB Công an Hà Nội có 3 lần vượt lên dẫn trước, nhờ công của Nguyễn Quang Hải (phút 17) và Alan (phút 29, 51). Trong khi, CLB Quảng Nam cho thấy sự lỳ lợm với 3 lần san bằng tỷ số, với bàn thắng của Atshimene (phút 23), Đặng Văn Lắm (phút 42) và Eyenga (phút 58). Đến phút 78, Eyenga tiếp tục ghi bàn để đưa bóng xứ Quảng dẫn 4-3. Kịch bản không thể ngờ tới khi Alan hoàn tất cú hat-trick với pha lập công phút 90+7, gỡ hòa 4-4 và giành lại 1 điểm cho CLB Công an Hà Nội.Trận hòa nghẹt thở trước CLB Công an Hà Nội giúp CLB Quảng Nam có 1 điểm và tăng bậc, tạm vươn lên đứng ở vị trí thứ 10 (trước đó hạng 12). Trong khi đó, đội bóng ngành công an tạm vượt mặt CLB Bình Dương, leo từ hạng 7 lên hạng 6.Vòng 13 V-League vẫn còn ngày thi đấu cuối cùng diễn ra từ chiều 16.2. Trong đó, HAGL (hiện đứng hạng 8) với lợi thế sân nhà, có cơ hội để giành chiến thắng tại Pleiku và có sự cải thiện về mặt vị trí trên bảng xếp hạng V-League.FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn